
Phụ tử, bắc ngũ gia bì, đình lịch tử… đều là những vị thuốc đông y có công dùng cường tim. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tham khảo thông tin, chứ không nên sử dụng tùy tiện mà cần có sự chỉ định của bác sĩ. 1. Bắc ngũ gia bì Tên khoa học là […]
Phụ tử, bắc ngũ gia bì, đình lịch tử… đều là những vị thuốc đông y có công dùng cường tim. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tham khảo thông tin, chứ không nên sử dụng tùy tiện mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.
1. Bắc ngũ gia bì
Tên khoa học là Cortex Périplocae Radicis. Vị thuốc này có chứa nhiều glucozit, do đó có công dụng trị phong thấp, lợi tiểu và cường tim.
2. Đình lịch tử
Có tên khoa học là Lepidium apetalum Willd. Vị thuốc này có công dụng làm chậm nhịp tim, tăng co bóp cơ tim. Mỗi ngày dùng 6-10g sắc lấy nước thuốc hoặc hòa 1-2g bột với nước, uống 3 lần/ngày. Thuốc có tác dụng giáng khí lợi thủy, tăng nước tiểu, giảm phù.
3. Phụ tử
Tên khoa học là Radix Aconiti Carmichaeli. Chỉ cần sắc khoảng 6-12g lấy nước thuốc uống hàng ngày để tim luôn khỏe mạnh. Lưu ý là nên sắc trước 30-60 phút để giảm độc, tránh bị hạ huyết áp, nôn hoặc buồn nôn, loạn nhịp tim, mồm tê…
4. Thiềm tô
Thiềm tô (hay nhựa cóc) có tên khoa học là Secretio bufonis. Trong thiềm tô có tới 20 loại có tác dụng cường tim, làm giảm nhịp tim, tăng lực co cơ tim. Mỗi lần dùng 10mg, 3 lần/ngày, giảm liều sau khi có tác dụng.
Trường trung cấp y dược Hà Nội thông báo xét tuyển các lớp trung cấp dược Hà Nội, trung cấp y học cổ truyền và trung cấp y tế Hà Nội đi học ngay (cấp bằng chính quy) trong năm 2016 tại Hà Đông – Hà Nội
Vị thuốc này có tác dụng phụ như nôn, buồn nôn… và phản ứng nhiễm độc tương tự như Digital. Do đó, có thể trộn thiềm tô với bạch linh theo tỉ lệ 1:9 làm thuốc tán để giảm bớt kích thích đối với đường ruột.