Sat, 02 / 2016 2:56 pm | helios

Cây sương sâm là thảo dược quý của Đông y, vì thế ngày nay, người ta có xu hướng trồng cây sương sâm để chủ động hơn trong việc cung ứng nguồn dược liệu cần thiết cho công tác khám chữa bệnh. 1. Tổng quan về cây sương sâm Cây sương sâm thuộc dạng thân […]

Cây sương sâm là thảo dược quý của Đông y, vì thế ngày nay, người ta có xu hướng trồng cây sương sâm để chủ động hơn trong việc cung ứng nguồn dược liệu cần thiết cho công tác khám chữa bệnh.

1. Tổng quan về cây sương sâm

cay-suong-sam

Cây sương sâm thuộc dạng thân dây leo, nhanh non có lông, thân lâu năm kích thước lớn. Lá sương sâm dài 9cm, rộng 4cm, phiến cứng, không có lông, có chóp nhọn hay tà, gân từ đáy. Hoa sương sâm mọc thành chùm, màu vàng, cánh nhỏ, có từ 6 đến 8 nhị. Quả sương sâm hình trái xoan, cứng, dài từ 10-12mm. Sương sâm ra hoa trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 6 hàng năm, tháng 7 là có quả chín.

Loại cây này mọc hoang ở cả miền núi và các vùng đồng bằng trên địa bàn cả nước ta. Người không biết thì coi cây sương sâm là cỏ hoang, cần phá bỏ. Người hiểu biết thì sử dụng nó làm thuốc và ứng dụng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.

2. Công dụng của cây sương sâm

Trong dân gian, người dân vẫn thường sử dụng lá tưới của cây sương sâm, bởi chúng có thể thu hoạch quanh năm. Sau khi thu hoạch, lá sương sâm sẽ được rửa sạch, vò bằng tay hoặc dùng cối giã nát cho tới khi hết nhớt, tiếp đến, trộn đều với một thìa cafe bột Nang Mực, lước lấy nước cốt, vứt xác đi, vớt bọt, chờ khoảng 1 tiếng sau sẽ thu được thạch sâm có hương thơm đặc trưng và màu xanh rất đẹp mắt. Thạch sâm thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể, giải độc và tăng cường chức năng gan.

cay-suong-sam4

Bên cạnh đó, rễ cây sương sâm cũng được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc. Sau khi thu hoạch, phần rễ cây này sẽ được rửa sạch, thái thành từng lát mỏng, phơi (hoặc sấy) khô để sử dụng dần. 

Rễ cây sương sâm có công dụng chữa đau lưng, đau họng, đau bụng, đau dạ dày, bệnh về gan, bệnh trĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, tổn thương do té ngã và trị đau răng. 

Ưu điểm của cây sương sâm là có thể thu hoạch quanh năm và rất dễ trồng, lại không hề có độc, rất tốt cho người có vấn đề về huyết áp, dạ dày, bệnh về gan…

3. Cách trồng cây sương sâm

cay-suong-sam3

– Giống: 

Khi trồng cây sương sâm hay bất cứ loại cây nào khác, giống vẫn luôn là yếu tố cần lưu tâm đầu tiên. Theo đó, bạn có thể nhân giống cây sương sâm từ hạt, thân mang rễ hoặc sử dụng biện pháp giâm cành.

– Thời vụ:

Cây sương sâm phát triển quanh năm, rất dễ trồng, khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện khắc nghiệt. Do đó, bạn có thể trồng sương sâm quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất vẫn là vào tháng 7 Âm lịch.

– Làm đất:

Vốn là cây mọc hoang, xuất hiện trên mọi địa phương của nước ta, do đó, cây sương sâm có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau. Tất nhiên, điều kiện tốt nhất vẫn là nơi đất cao ráo, độ mùn cao, thoát nước tốt và được che mát từ 20 – 30%.

Loài cây này cần nước nước, nhưng không chịu được úng, do đó không nên trồng ở những nơi quá ngập úng. Nên trồng ở đất nhiều dinh dưỡng, nhiều mùn và có cây chà chống đỡ ads. tin tuyển sinh cao đẳng y tế hà đông. Nếu trồng theo hàng thì cần làm luống cẩn thận.

Trồng cây sương sâm:

Sử dụng các loại cây có lá xanh bóng mượt, kích thước lớn để khi trồng cây sẽ phát triển tốt hơn. Vào tháng 5 Âm lịch hàng năm, sương sâm rất dễ bị chết do mửa nhiều, vì vậy bạn nên thu gom hạt giống, cây con trước thời điểm này để dự trữ cho đợt gieo trồng mới.ads: xem thêm công dụng của mật ong hoa cà phê và phấn hoa mật ong với sức khoẻ

Với việc trồng bằng cây con, bạn nên để đất ngập 2/3 phần thân dưới của cây, mỗi ngày tưới nước hai lần để đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết. ads: Tin tuyển sinh cao đẳng dược phú thọ, trung cấp nấu ăn hà nội​ và trung cấp y hà nội chính quy…

Ngoài ra, nhớ bón phân cho cây sương sâm đầy đủ theo điều kiện thời tiết, khí hậu và giai đoạn sinh trưởng cụ thể của cây nhé!

Bài viết cùng chuyên mục